Lập Hồ sơ môi trường Dự án điện mặt trời

Phát triển năng lượng bền vững là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới nhằm đảm bảo nguồn cung ứng điện lâu dài và giảm thiểu các tác động đến môi trường từ các nguồn năng lượng hoá thạch. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, biomass…) với tiềm năng vô tận đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của mọi quốc gia.

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều dự án điện năng lượng mặt trời được đăng ký và một số dự án được đăng cấp phép chủ trương và công bố điển hình như: Nhà máy quang điện mặt trời Thiên Tân do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thiên Tân làm chủ đầu tư tại thôn Đạm Thủy, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), công suất 19,2 MWp, với tổng vốn đầu tư 826 tỷ đồng (1,87 triệu USD/MWp); Công ty TNHH DooSung Vina (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư, tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận với công suất 30 MW với tổng vốn đầu tư 1.454 tỉ đồng (tương đương 66 triệu USD); Tập đoàn Shin Sung – Hàn Quốc và Công ty TNHH Năng lượng mặt trời Việt tổ chức Lễ khởi động Nhà máy điện năng lượng mặt trời tại tỉnh Đắk Nông với công suất thiết kế là 300MW, với tổng nguồn vốn đầu tư trên 900 triệu USD.

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, kế hoạch xây dựng phát triển nguồn điện thì sẽ đẩy nhanh phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời, bao gồm cả nguồn lắp đặt tập trung trên mặt đất và nguồn phân tán lắp đặt trên mái nhà. Đưa tổng công suất nguồn điện mặt trời từ mức không đáng kể như hiện nay lên khoảng 850MW vào năm 2020, khoảng 4.000MW vào năm 2025 và khoảng 12.000MW vào năm 2030. Điện năng sản xuất từ nguồn điện mặt trời chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% vào năm 2020, khoảng 1,6% vào năm 2025 và khoảng 3,3% vào năm 2030.

Hiện nay, các dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời đang ngày càng mở rộng, đặc biệt phát triển ở các tỉnh miền Nam Trung Bộ. Khu vực này có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh và có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Cường độ bức xạ mặt trời trung bình lớn hơn 5kWh/m2. Trong quá trình tiến hành xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện mặt trời thì việc hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục đánh giá tác động môi trường/ đề án bảo vệ môi trường/ kế hoạch bảo vệ môi trường là cần thiết và tùy vào quy mô, diện tích của từng dự án.

Một số hình ảnh thực địa:

                      

 

                      

 

                      

 

Các bước thực hiện:

 

– Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn

– Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH

– Thu mẫu nước, mẫu không khí, mẫu đất tại khu vực dự án và phân tích tại phòng thí nghiệm

– Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án

– Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án

– Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh

– Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án

– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án

– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường

– Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án

– Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án

– Xây dựng chương trình giám sát môi trường

– Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.

 

Các báo cáo thực hiện:

 

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM – EIA)

Kế hoạch bảo vệ môi trường (KHBVMT – EPP)